Skip to main content

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt

Vừa được chính thức giới thiệu đến người dùng chưa được bao lâu nhưng công cụ "Lắng nghe cảm xúc mạng xã hội DAZIKZAK" đã nhanh chóng gây sự chú ý, đặc biệt đối với cộng đồng mạng xã hội Việt.

Những nỗi sợ không tên…

Trong quá trình tìm kiếm những nền tảng Social Listening để phục vụ cho công việc, cô bạn trẻ Phiên Phượng – người giữ lửa của dự án DAZIKZAK nhận ra yếu điểm lớn nhất của các công cụ hiện tại là khả năng đọc hiểu và phân tích tiếng Việt. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ cảm thấy sợ tiếng Việt đến như thế.

Một loạt câu hỏi ngớ ngẩn luôn quanh quẩn trong đầu cô như: "tại sao Tiếng Việt lại có dấu làm gì nhỉ?", "Ơ, sinh ra từ đồng nghĩa làm gì vậy? 2 từ 2 nghĩa đi cho nhanh chứ", "Làm ơn viết đầy đủ dấu đúng chính tả được không? Đừng viết tắt, đừng dùng tiếng lóng."…

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt - Ảnh 1.

Phiên Phượng – bạn trẻ sợ chính tiếng mẹ đẻ của mình

Ngày ngày phân tích dữ liệu, ngày ngày không biết người ta nghĩ gì và đang nói gì về sản phẩm của mình… đó là những lý do thôi thúc Phượng và các cộng sự quyết tâm xây dựng một mô hình mới có thể khắc phục yếu điểm này. Giấc mơ về một nền tảng Social Listening hoàn toàn bằng Tiếng Việt, một sản phẩm thuần Việt và dành cho người Việt đã bắt đầu từ đây.

Trong những ngày đầu của dự án, Phượng cho biết mọi thứ giống như: "chỉ chực chờ mình lơ đễnh một chút là quật ngã mình ngay lập tức". Chẳng ai có thể nghĩ được rằng, có một nhóm bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm lại dấn thân vào con đường start-up trong lĩnh vực công nghệ vốn đầy chông gai và thử thách.

Mấy tháng đầu thử nghiệm gặp thất bại liên tục, cả nhóm không có hướng để giải quyết vấn đề, có nhiều lúc tưởng chừng đã chạy đến vạch đích thì lại bị trượt chân quay trở về vạch xuất phát. Áp lực từ bên ngoài cộng thêm nhận thức rằng bản thân không thể lãng phí thời gian mà không tạo ra kết quả khiến cho Phượng nhiều lúc muốn từ bỏ và giải tán cả nhóm.

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt - Ảnh 2.

Những người đồng đội sát cánh bên nhau từ những ngày đầu

Khởi nghiệp: "Sinh con" ra thì phải biết "nuôi dạy" nó!

Trong lúc bế tắc nhất, Phượng may mắn gặp thầy Lê Anh Cường, Phó Giáo sư – Tiến sĩ ngành khoa học máy tính với hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), một chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu ngôn ngữ và được hướng dẫn về kĩ thuật "NLP - Xử lý ngôn ngữ tự nhiên", "Machine learning - Học máy" và "Data mining - Khai phá dữ liệu". Tuy nhiên, những công nghệ này không thể học một sớm một chiều mà là cả một quá trình cũng chông gai không kém.

Cuộc gặp gỡ định mệnh với thầy Cường đã giúp nhóm tự tin hơn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện DAZIKZAK, dù quá trình đó mất đến 2 năm. Thế nhưng, có công nghệ là một chuyện, áp dụng công nghệ trên môi trường tiếng Việt lại là chuyện khác, đó chính là khó khăn và thử thách tiếp theo để DAZIKZAK có thể hiểu và sử dụng được tiếng Việt như một người Việt bản địa.

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt - Ảnh 3.

Những đối tác trong nghề đã giúp đỡ nhóm Phượng rất nhiều

Không được như Thánh Gióng "vừa sinh ra đã biết nói, chốc lát ăn hết vài đấu cơm, vài tháng sau, cao lớn hơn mười trượng", DAZIKZAK phải được "dạy bảo" từng li từng tí, từ con chữ đơn giản cho đến các ký hiệu phức tạp, viết tắt, từ "lóng"…

Nhóm Phượng phải tập hợp nhóm bạn sinh viên ngữ văn giỏi ở Đại học Sư Phạm hoặc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn để huấn luyện cho máy ở phần tiếng Việt. Riêng kiến thức chuyên ngành, mỗi ngành sẽ có nhóm huấn luyện khác nhau, sau khi ổn định ở ngành này mới chuyển qua ngành khác. Sau nhiều tháng miệt mài huấn luyện, DAZIKZAK đã học tập được tiếng Việt ở một vài ngành cơ bản.

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt - Ảnh 4.

Khởi nghiệp cũng giống như leo núi – Nếu không vững vàng thì sẽ bị bỏ lại đằng sau ngay

Khi "đứa trẻ" thành người lớn, và sản phẩm "ra hoa kết trái".

Quá trình tạo ra DAZIKZAK gặp muôn vàn khó khăn và nỗi lo sợ, nhưng mỗi khi nhắc đến những người đồng đội họ luôn dành cho nhau sự ngưỡng mộ và niềm tự hào. Việc tập hợp được một nhóm bạn cùng nhau trải qua hơn 2 năm làm việc mà chưa hưởng được thành quả là một điều không hề dễ dàng. Và kết quả là giờ đây, DAZIKZAK đã trở thành công cụ Social Listening "do người Việt và vì người Việt", một nhà phân loại bản địa thông minh, theo đuổi "giá trị thực" của thông tin mạng xã hội.

Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại và các thuật toán mới, công cụ DAZIKZAK có thể giúp người dùng tiết kiệm thời gian hơn trong việc thống kê, đọc hiểu, xử lý số liệu, từ đó có được những bản báo cáo chi tiết, chuẩn xác. Thay vì phải quần quật làm việc cả ngày như trước, nay người dùng chỉ còn mất khoảng 5-10 phút cho một bản báo cáo cơ bản.

Với phương châm "Luôn cung cấp sự thật cho khách hàng" bằng dữ liệu thô lẫn kết quả đo lường, chỉ sau hơn 2 năm, DAZIKZAK đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong cộng đồng những người am hiểu kỹ thuật số và thế giới mạng. Nhiều khách hàng dần tìm đến với DAZIKZAK, trong đó đáng chú ý nhất chính là Toyota Việt Nam – một trong những thương hiệu xe hơi nổi tiếng thế giới. DAZIKZAK hẳn sẽ là một công cụ mạng xã hội thuần Việt tiềm năng được giới start-up công nghệ nhắc đến nhiều hơn nữa trong tương lai.

Đại ca DAZIKZAK là ai?

Đại ca DAZIKZAK là công cụ thông minh với trí tuệ nhân tạo cực đỉnh có khả năng len lỏi, theo dõi những thảo luận từ đơn giản đến chuyên môn trên mạng xã hội, thấu hiểu cảm xúc tích cực hay tiêu cực mà khách hàng đang thể hiện về nhãn hàng và các đối thủ khác trong ngành hàng. Từ đó, giúp doanh nghiệp có những giải pháp quản lý hiệu quả, chiến lược thích hợp hay định hướng giải quyết khủng hoảng truyền thông một cách nhanh chóng.

Thông tin chi tiết về công cụ DAZIKZAK, người dùng có thể truy cập website DAZIKZAK.com .

Video về DAZIKZAK: https://www.youtube.com/watch .

Comments

Popular posts from this blog

Quan điểm của cô bạn khởi nghiệp năm 20 tuổi: "Con gái giỏi thường kén chọn, khó kiếm người yêu"

Dấn thân vào khởi nghiệp lúc 20 tuổi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nhữ Quỳnh Anh cho rằng con gái giỏi giang thì thường thông minh, biết họ muốn gì, luôn sống độc lập, tự chủ và có tham vọng lớn, vậy nên khó để tìm được người yêu hợp ý. Nhữ Quỳnh Anh (1996), hiện đang là sinh viên năm 4, khoa Quản trị Kinh doanh của trường ĐH Ngoại thương. Quỳnh Anh là co-founder của một công ty về phần mềm đầu tư chứng khoán. Xuất hiện trong đêm chung kết của cuộc thi  Khởi nghiệp cùng Kawai , tuy không giành chiến thắng nhưng cô bạn này trở thành thí sinh nổi bật nhất không chỉ bởi sự duyên dáng, thông minh mà còn có những quan điểm rất thẳng thắn về khởi nghiệp, về người trẻ. Quỳnh Anh đã xóa Facebook trên điện thoại từ rất lâu để tập trung hoàn toàn công việc. Cô gái này quan niệm rằng: Người trẻ không nhất thiết phải thành công trước năm 30 tuổi bằng việc mua nhà, mua xe, chỉ cần sống tro...