Skip to main content

Đầu năm gặp “cha đẻ” mít không hạt, không mủ, ăn được cả xơ

"Cha đẻ" mít không hạt ở Cần Thơ cho biết, trong 2017, ông thu lời gần 1 tỷ đồng từ việc bán mít trái và cây giống. Trong năm 2018, ông sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, xuất bán sản phẩm "độc" của mình ra nước ngoài.
 >> Làm giàu từ... mít không hạt

Tết lớn, mừng thành công trong năm cũ

Trong những ngày Tết Nguyên đán năm 2018, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Mẫn (tên thường gọi Út Mẫn, ngụ phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) – "cha đẻ" của loại mít không hạt đã và đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu.

 Ông Mẫn bên cây mít không hạt của mình. Ảnh: Huỳnh Xây

Ông Mẫn bên cây mít không hạt của mình. Ảnh: Huỳnh Xây

Ông Mẫn cho biết, Tết năm nay, gia đình phấn khởi vì lợi nhuận trong năm 2017 đạt cao hơn các năm trước. "Năm nay gia đình ăn Tết lớn, mừng cho năm cũ mít không hạt Ba Láng bán được nhiều, đơn đặt hàng đến đều đều. Nhờ vậy mà giúp gia đình thoát nghèo, mua được ô tô, các con được đi học đàng hoàng" – ông Mẫn vui vẻ nói.

Theo tính toán của lão nông 69 tuổi này, từ việc bán mít trái và cây giống, sau khi trừ tất cả chi phí, trong năm 2017, ông thu lợi nhuận gần 1 tỷ đồng. Ngoài số lượng mít trái thu được trên diện tích vườn nhà (có gần 100 cây, cho năng suất khoảng 6 tấn trái/năm), ông Mẫn còn thu mua mít không hạt của bà con ở khắp các tỉnh, thành ĐBSCL bán lại cho khách.

Ông Mẫn nói: "Năm vừa rồi, tôi bán khoảng 35.000 cây giống, trong đó, mỗi cây được thu lời từ 10.000 -15.000 đồng. Ai mua cây giống đều được hướng dẫn kỹ thuật, khi có trái nếu chưa có đầu ra thì tôi thu mua lại với giá từ 35.000 – 40.000 đồng/kg (giá bán ra 50.000 - 60.000 đồng/kg; do nhiều chi phí phát sinh đã đẩy giá bán lên cao)".

"Cũng trong năm rồi, tôi vinh dự được cơ quan chức năng mời ra Hà Nội tôn vinh nông dân sản xuất giỏi. Tại đây, tôi được lãnh đạo Đảng, Nhà nước hỏi thăm và khen ngợi về sáng tạo, tìm tòi học hỏi của mình, biết cách xây dựng thương hiệu sản phẩm" – ông Mẫm khoe.

Kế hoạch lớn trong năm mới

Theo ông Mẫn, số lượng đặt hàng mua mít trái và cây giống của ông ngày càng tăng, khách tìm đến nhà ông không chỉ ở các vùng miền trong cả nước mà có cả người nước ngoài như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar... Vì vậy, trong năm 2018, ông sẽ dành khoảng 3ha chỉ để sản xuất mít giống.

Ông Mẫn khoe mít không hạt với khách tham quan. Ảnh: Huỳnh Xây
Ông Mẫn khoe mít không hạt với khách tham quan. Ảnh: Huỳnh Xây

Sau khi ăn Tết xong, ông sẽ có đợt bán đầu tiên ra miền Trung với khoảng 20.000 cây giống. Ông Mẫn cũng đã nhờ một giảng viên ở Khoa Nông nghiệp ứng dụng của Trường ĐH Cần Thơ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, người dân có thể hỏi trực tiếp giảng viên này.

Giống mít không hạt của ông Mẫm có thể nặng lên đến 20 kg, vỏ mít có màu xanh, tỏa mùi thơm nhẹ, khi xẻ ra sẽ không hạt, không có mủ, múi và xơ (có thể ăn cả xơ) có màu vàng, cơm dày, vị ngọt thanh,... Tuy nhiên, ông Mẫn lưu ý, để đạt được những ưu điểm trên và cho năng suất cao, mít giống của ông bán ra cho bà con phải được trồng vùng đất cao, đồi núi, còn ở đồng bằng thì phải trồng trên mô cao.

Ngoài ra, loại cây này rất chuộng phân chuồng, nên bón phân hóa học khi cây trên một năm tuổi vì chỉ bón với liều lượng ít. Do thị trường có nhiều nơi tự nhân rộng, bán cây giống mít không hạt không đảm bảo chất lượng nên ông Mẫn mong bà con khi mua phải lựa nơi bán có uy tín.

"Tuổi tôi đã cao, không gì hơn ngoài việc đưa sản phẩm của quê hương đi xa, được người dân nhiều nơi tiếp nhận, thay thế cây mít truyền thống cho lợi nhuận thấp, từ đó thay đổi cuộc sống như tôi" – ông Mẫn chia sẻ.

Năm 2007, do 1ha vườn sầu riêng của gia đình thoái hóa nên ông Mẫn quyết định đi tìm giống cây mới để thay thế. Trong lần đi dự hội thảo tại Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, ông được người bạn giới thiệu về một giống mít có nguồn gốc từ Myanmar. Thấy giống mít hiếm, chỉ còn 1 cây duy nhất nên ông xin người bạn cho chiết nhánh đem về quê trồng. Khi cây lớn đã cho năng suất cao, trái to nhưng lạ ở chỗ là không có hạt, múi và xơ (có thể ăn cả xơ) có màu vàng, cơm dày, vị ngọt thanh,...

Năm 2010, ông Mẫn đem giống mít lạ tham gia Hội thi trái cây ngon - an toàn Nam Bộ và đã đạt giải nhất. Sau hội thi trên, giống mít lạ của ông Mẫn đã chính thức được đặt với cái tên là mít không hạt Ba Láng (tên địa danh, nơi ông Mẫn trồng loại mít này). Cũng sau hội thi trên, ông Mẫn đã đưa loại mít lạ của mình gửi vào các siêu thị bán. Không chỉ bán trái mít chín, ông Mẫn còn nhân giống chia cho bà con trong vùng trồng, nhân rộng. Mít không hạt Ba Láng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Theo Huỳnh Xây
Dân Việt

Comments

Popular posts from this blog

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt

Vừa được chính thức giới thiệu đến người dùng chưa được bao lâu nhưng công cụ "Lắng nghe cảm xúc mạng xã hội DAZIKZAK" đã nhanh chóng gây sự chú ý, đặc biệt đối với cộng đồng mạng xã hội Việt. Những nỗi sợ không tên… Trong quá trình tìm kiếm những nền tảng Social Listening để phục vụ cho công việc, cô bạn trẻ Phiên Phượng – người giữ lửa của dự án DAZIKZAK nhận ra yếu điểm lớn nhất của các công cụ hiện tại là khả năng đọc hiểu và phân tích tiếng Việt. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ cảm thấy sợ tiếng Việt đến như thế. Một loạt câu hỏi ngớ ngẩn luôn quanh quẩn trong đầu cô như: "tại sao Tiếng Việt lại có dấu làm gì nhỉ?", "Ơ, sinh ra từ đồng nghĩa làm gì vậy? 2 từ 2 nghĩa đi cho nhanh chứ", "Làm ơn viết đầy đủ dấu đúng chính tả được không? Đừng viết tắt, đừng dùng tiếng lóng."… Phiên Phượng – bạn trẻ sợ chính tiếng mẹ đẻ của mình Ngày ngày phân tích dữ liệu, ngày ngày không biết người ta nghĩ gì và đang nói gì về sản phẩm của mình… ...

Quan điểm của cô bạn khởi nghiệp năm 20 tuổi: "Con gái giỏi thường kén chọn, khó kiếm người yêu"

Dấn thân vào khởi nghiệp lúc 20 tuổi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nhữ Quỳnh Anh cho rằng con gái giỏi giang thì thường thông minh, biết họ muốn gì, luôn sống độc lập, tự chủ và có tham vọng lớn, vậy nên khó để tìm được người yêu hợp ý. Nhữ Quỳnh Anh (1996), hiện đang là sinh viên năm 4, khoa Quản trị Kinh doanh của trường ĐH Ngoại thương. Quỳnh Anh là co-founder của một công ty về phần mềm đầu tư chứng khoán. Xuất hiện trong đêm chung kết của cuộc thi  Khởi nghiệp cùng Kawai , tuy không giành chiến thắng nhưng cô bạn này trở thành thí sinh nổi bật nhất không chỉ bởi sự duyên dáng, thông minh mà còn có những quan điểm rất thẳng thắn về khởi nghiệp, về người trẻ. Quỳnh Anh đã xóa Facebook trên điện thoại từ rất lâu để tập trung hoàn toàn công việc. Cô gái này quan niệm rằng: Người trẻ không nhất thiết phải thành công trước năm 30 tuổi bằng việc mua nhà, mua xe, chỉ cần sống tro...