Skip to main content

Chật vật với cà phê, chuyển qua trồng hoa bỏ túi 15 triệu đồng/tháng

Chăm sóc cả vụ cà phê chỉ thu được hơn 10 triệu đồng, cuộc sống gia đình quá khó khăn, Cil Ha Điền đã quyết tâm phá bỏ 1 phần diện tích trồng cà phê chuyển qua trồng hoa. Đến nay, mỗi tháng anh bỏ túi 15 triệu đồng, giúp gia đình và bản thân vươn lên làm giàu.
 >> Chàng kỹ sư điện bỏ nghề về trồng rau thu trăm triệu đồng mỗi tháng
 >> Lão nông bỏ 500 triệu đồng lên núi làm nhà kính trồng rau công nghệ cao
 >> "Lão nông" lãi hơn nửa tỷ mỗi năm từ trồng địa lan

Sinh ra trong gia đình có tới 9 người con, anh Cil Ha Điền (36 tuổi, xã Tà Nung, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đã ý thức được cuộc sống của mình và ngay từ nhỏ đã có ý chí vượt khó vươn lên.

Anh Cil Ha Điền  đang thu hoạch hoa đồng tiền trong khu vườn của gia đình
Anh Cil Ha Điền đang thu hoạch hoa đồng tiền trong khu vườn của gia đình

Vì hoàn cảnh quá khó khăn, chưa học hết cấp 3 anh Điền đã xin nghỉ học để phụ giúp gia đình. Mặc dù được khuyên ngăn còn nhỏ nên chỉ tập trung vào việc học nhưng anh Điền vẫn quyết tâm về làm nông nghiệp. Dù không được đến trường như chúng bạn và công việc có phần vất vả nhưng đối với anh Điền vẫn cảm thấy vui vì đã giúp đỡ được cho gia đình.

Anh Điền chia sẻ, mấy năm trước, gia đình anh có trồng 1ha cà phê, nhưng bị sâu bệnh, cuối năm thất thu làm gia cảnh càng khó khăn thêm. Năm 2015, khi đã lập gia đình anh Điền đã bàn với gia đình phá bỏ 1200m2 đất sau nhà đi để trồng hoa đồng tiền, bởi cà phê quá cằn cỗi, mỗi vụ thu nhiều nhất chỉ được khoảng 10 triệu đồng.

Vì không có vốn đầu tư nên bố mẹ ngăn cản, nhưng với ý chí quyết tâm vượt khó để thay đổi cuộc sống, anh Điền đã tìm hiểu và liên hệ với Hội Nông dân địa phương để được hướng dẫn hỗ trợ vay vốn cũng như kỹ thuật trồng hoa. Sau khi được vay vốn từ ngân hàng, anh Điền bắt tay vào làm giàn nhà kính và tìm hiểu giống hoa để mua về trồng.

Một góc  vườn hoa đồng tiền đang chuẩn bị thu hoạch của gia đình anh Điền
Một góc vườn hoa đồng tiền đang chuẩn bị thu hoạch của gia đình anh Điền

Khi đã hoàn thiện giàn nhà kính, anh Điền liên hệ mua được 7.000 cây hoa đồng tiền để trồng. Vì mới làm nên anh Điền gặp khá nhiều khó khăn, phải thường xuyên đến các nhà vườn trong khu vực và học hỏi từ Hội Nông dân xã Tà Nung, từ kỹ thuật chăm sóc, tưới tiêu…

Anh Điền cho biết, hoa đồng tiền chủ yếu mắc bệnh phấn trắng, nhện đỏ và bọ trĩ, phá cây và ăn hoa khiến người dân mất mùa. Để trị các bệnh này, người trồng cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra để biết cách trị, phun thuốc kịp thời…

Nhờ sự cần cù chịu khó, chăm sóc tỉ mỉ những luống hoa đầu tiên của anh Điền đã bắt đầu bung nở và cho thu nhập. Sau 2 năm, vườn hoa của anh Điền đã cho thu nhập ổn định. Song song với việc trồng cà phê, thu nhập từ vườn hoa nên gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo.

"Hiện mỗi tuần tôi hái hoa 3 lần, 1 lần hái khoảng 2400 bông hoa. Trung bình mỗi tháng hái gần ba mươi nghìn bông, với giá bán hiện tại khoảng 900 đồng/bông, trừ hết chi phí tôi lãi khoảng 15 triệu đồng, thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng cà phê…", anh Điền chia sẻ.

Dự kiến, sắp tới anh sẽ tiếp tục đầu tư làm thêm 1500m2 nữa để trồng hoa đồng tiền, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Do hoa đồng tiền cho hoa và thu hoạch cả 12 tháng trong năm nên cuộc sống của gia đình dư dả hơn.

Việc chuyển sang trồng hoa đồng tiền giúp kinh tế gia đình anh Điền vươn lên khá giả
Việc chuyển sang trồng hoa đồng tiền giúp kinh tế gia đình anh Điền vươn lên khá giả

Với kinh nghiệm có sẵn và đức tính thật thà chịu khó của người bản địa, khi có người đến học hỏi trồng hoa, anh Cil Ha Điền sẵn sàng truyền đạt kỹ thuật, kinh nghiệm canh tác cho mọi người.

Ông Nguyễn Minh Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tà Nung (TP Đà Lạt) cho biết, anh Cil Ha Điền là người dân tộc thiểu số đầu tiên của xã mạnh dạn phá bỏ cà phê để trồng hoa đồng tiền cho thu nhập ổn định. Đây là mô mình kinh tế điển hình để bà con người bản địa học theo.

"Hiện nay, đã có một số gia đình người dân tộc bản địa phá bỏ diện tích cà phê già cỗi để trồng hoa đồng tiền theo anh Điền. Là người đi đầu trong việc thay đổi canh tác cây trồng và tự tích lũy được nhiều kinh nghiệm, anh Điền rất nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt cho bà con trong vùng các kỹ thuật trồng hoa để giúp người dân địa phương mình thoát nghèo", ông Hùng cho biết thêm.

Ngọc Hà

Comments

Popular posts from this blog

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt

Vừa được chính thức giới thiệu đến người dùng chưa được bao lâu nhưng công cụ "Lắng nghe cảm xúc mạng xã hội DAZIKZAK" đã nhanh chóng gây sự chú ý, đặc biệt đối với cộng đồng mạng xã hội Việt. Những nỗi sợ không tên… Trong quá trình tìm kiếm những nền tảng Social Listening để phục vụ cho công việc, cô bạn trẻ Phiên Phượng – người giữ lửa của dự án DAZIKZAK nhận ra yếu điểm lớn nhất của các công cụ hiện tại là khả năng đọc hiểu và phân tích tiếng Việt. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ cảm thấy sợ tiếng Việt đến như thế. Một loạt câu hỏi ngớ ngẩn luôn quanh quẩn trong đầu cô như: "tại sao Tiếng Việt lại có dấu làm gì nhỉ?", "Ơ, sinh ra từ đồng nghĩa làm gì vậy? 2 từ 2 nghĩa đi cho nhanh chứ", "Làm ơn viết đầy đủ dấu đúng chính tả được không? Đừng viết tắt, đừng dùng tiếng lóng."… Phiên Phượng – bạn trẻ sợ chính tiếng mẹ đẻ của mình Ngày ngày phân tích dữ liệu, ngày ngày không biết người ta nghĩ gì và đang nói gì về sản phẩm của mình… ...

Quan điểm của cô bạn khởi nghiệp năm 20 tuổi: "Con gái giỏi thường kén chọn, khó kiếm người yêu"

Dấn thân vào khởi nghiệp lúc 20 tuổi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nhữ Quỳnh Anh cho rằng con gái giỏi giang thì thường thông minh, biết họ muốn gì, luôn sống độc lập, tự chủ và có tham vọng lớn, vậy nên khó để tìm được người yêu hợp ý. Nhữ Quỳnh Anh (1996), hiện đang là sinh viên năm 4, khoa Quản trị Kinh doanh của trường ĐH Ngoại thương. Quỳnh Anh là co-founder của một công ty về phần mềm đầu tư chứng khoán. Xuất hiện trong đêm chung kết của cuộc thi  Khởi nghiệp cùng Kawai , tuy không giành chiến thắng nhưng cô bạn này trở thành thí sinh nổi bật nhất không chỉ bởi sự duyên dáng, thông minh mà còn có những quan điểm rất thẳng thắn về khởi nghiệp, về người trẻ. Quỳnh Anh đã xóa Facebook trên điện thoại từ rất lâu để tập trung hoàn toàn công việc. Cô gái này quan niệm rằng: Người trẻ không nhất thiết phải thành công trước năm 30 tuổi bằng việc mua nhà, mua xe, chỉ cần sống tro...