Skip to main content

Thu nhập hàng chục triệu đồng nhờ rong biển

Nhiều năm trở lại đây, cứ vào những tháng cận Tết Nguyên đán, nhiều hộ dân vùng biển tại Đà Nẵng lại bận rộn kiếm thêm thu nhập với một nghề nghề cào rong biển. Thu nhập mà nghề thời vụ này mang đến hàng chục triệu đồng mỗi năm cho người dân.
 >> Rong biển được giá và hút hàng

Rong biển (mứt biển) là một loại hải sản, "rau xanh", một món quà thiên nhiên vô cùng quý giá từ biển cả. Ngoài làm thức ăn, rong biển còn được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người.

Hiểu được giá trị dinh dưỡng và nguồn lợi mà rong biển mang lại, hàng năm cứ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau thì người dân Đà Nẵng, đặc biệt là các hộ dân vùng biển thuộc khu vực phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu) lại tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ việc cào, vớt và phơi khô rong biển nhập cho các chủ buôn, nhà hàng, cửa tiệm. Nguồn thu mà công việc này mang lại cũng không hề nhỏ khi lên đến vài chục triệu mỗi năm.

Rong biển được vớt từ ngoài khơi xa, mang về và rửa sạch bằng nước
Rong biển được vớt từ ngoài khơi xa, mang về và rửa sạch bằng nước

Anh Lê Gia Tiến (trú tại Tổ 54 phường Hòa Hiệp Nam) - cho biết: "Bắt đầu từ tháng 10, hay tháng 11 hàng năm thì rong biển đã bắt đầu mọc dọc theo những rặng đá ngầm ngoài khơi xa. Hiểu được giá trị dinh dưỡng và nguồn thu từ rong biển mang lại, gần 100 hộ dân trong vùng nhiều năm nay đã cùng nhau đi vớt, đi cào, mang về phơi, sấy khô kiếm thêm thu nhập ngoài việc đánh bắt bắt tôm cá".

Rong được để vào các rá, rổ trước khi đem đi ép nước
Rong được để vào các rá, rổ trước khi đem đi ép nước

Theo anh Tiến, vào mùa rong biển, người dân sẽ ra khơi lúc 3 – 4 giờ sáng để cào rong lúc trở về cũng đã chính ngọ. Những năm gần đây, nghề vớt rong biển phát triển khá phổ biển nên rong gần bờ hầu như không còn, nhiều người phải ra cách bờ chừng 10km và phải lặn xuống độ sâu chừng 5- 6 mét dưới các bãi đá ngầm mới mong có rong mang về. Mỗi ngày như vậy mỗi người sẽ cào được khoảng 20 - 25kg rong biển. Sau đó rong được đem về nhà thực hiện các công đoạn như rửa sạch, ép nước, xếp một lớp mỏng kín đều vào các nong tre sau đó đem phơi, hoặc sấy khô rồi bán cho các chủ buôn, các nhà hàng, cửa tiệm...

Nhiều công đoạn được thực hiện trước khi đem rong đi phơi hoặc sấy khô
Nhiều công đoạn được thực hiện trước khi đem rong đi phơi hoặc sấy khô

"Giá của mỗi kg rong biển tươi được làm sạch khoảng từ 120 – 150 ngàn đồng đồng. Còn rong biển được sấy khô, thành phẩm sẽ có giá từ 700 – 1 triệu đồng/1kg. Và giá đắt hay rẻ tùy thuộc vào đầu mùa, chính mùa và cuối mùa rong mọc. Mỗi năm lợi nhuận mà gia đình anh thu về được tầm vài chục triệu đồng từ công việc này", anh Tiến chia sẻ.

Ban ngày  rong sẽ được phơi khô bởi ánh nắng mặt trời, ban đêm người dân sẽ bật quạt để sấy
Ban ngày rong sẽ được phơi khô bởi ánh nắng mặt trời, ban đêm người dân sẽ bật quạt để sấy

Rong được phơi khô, thành phẩm có giá từ vài trăm đến cả triệu đồng/1kg
Rong được phơi khô, thành phẩm có giá từ vài trăm đến cả triệu đồng/1kg

Những tháng trước Tết chính là lúc rong mới mọc, rất ít và hiếm nên cực kì đắt đỏ. Chính vì vậy anh và nhiều người dân trong vùng đã tranh thủ kiếm thêm tiền trước khi Tết đến, giá lúc này cũng hơn triệu đồng/1kg rong khô.

"Năm mới Tết đến sẽ ấm cúng hơn khi thời gian này làm nhiều và bán được hàng", anh Tiến phấn khởi.

Chí Lê

Comments

Popular posts from this blog

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt

Vừa được chính thức giới thiệu đến người dùng chưa được bao lâu nhưng công cụ "Lắng nghe cảm xúc mạng xã hội DAZIKZAK" đã nhanh chóng gây sự chú ý, đặc biệt đối với cộng đồng mạng xã hội Việt. Những nỗi sợ không tên… Trong quá trình tìm kiếm những nền tảng Social Listening để phục vụ cho công việc, cô bạn trẻ Phiên Phượng – người giữ lửa của dự án DAZIKZAK nhận ra yếu điểm lớn nhất của các công cụ hiện tại là khả năng đọc hiểu và phân tích tiếng Việt. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ cảm thấy sợ tiếng Việt đến như thế. Một loạt câu hỏi ngớ ngẩn luôn quanh quẩn trong đầu cô như: "tại sao Tiếng Việt lại có dấu làm gì nhỉ?", "Ơ, sinh ra từ đồng nghĩa làm gì vậy? 2 từ 2 nghĩa đi cho nhanh chứ", "Làm ơn viết đầy đủ dấu đúng chính tả được không? Đừng viết tắt, đừng dùng tiếng lóng."… Phiên Phượng – bạn trẻ sợ chính tiếng mẹ đẻ của mình Ngày ngày phân tích dữ liệu, ngày ngày không biết người ta nghĩ gì và đang nói gì về sản phẩm của mình… ...

Quan điểm của cô bạn khởi nghiệp năm 20 tuổi: "Con gái giỏi thường kén chọn, khó kiếm người yêu"

Dấn thân vào khởi nghiệp lúc 20 tuổi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nhữ Quỳnh Anh cho rằng con gái giỏi giang thì thường thông minh, biết họ muốn gì, luôn sống độc lập, tự chủ và có tham vọng lớn, vậy nên khó để tìm được người yêu hợp ý. Nhữ Quỳnh Anh (1996), hiện đang là sinh viên năm 4, khoa Quản trị Kinh doanh của trường ĐH Ngoại thương. Quỳnh Anh là co-founder của một công ty về phần mềm đầu tư chứng khoán. Xuất hiện trong đêm chung kết của cuộc thi  Khởi nghiệp cùng Kawai , tuy không giành chiến thắng nhưng cô bạn này trở thành thí sinh nổi bật nhất không chỉ bởi sự duyên dáng, thông minh mà còn có những quan điểm rất thẳng thắn về khởi nghiệp, về người trẻ. Quỳnh Anh đã xóa Facebook trên điện thoại từ rất lâu để tập trung hoàn toàn công việc. Cô gái này quan niệm rằng: Người trẻ không nhất thiết phải thành công trước năm 30 tuổi bằng việc mua nhà, mua xe, chỉ cần sống tro...