Skip to main content

9x bỏ việc về nuôi gà đông tảo, trồng lan kiếm nửa tỷ/năm

Không bằng lòng với hiện tại, anh Vũ Thành Đạt (SN 1992, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) bỏ việc, tìm kiếm, học hỏi mô hình nuôi gà đông tảo và trồng lan đem về thu nhập nửa tỷ đồng/năm.
 >> Lão nông "ném" hơn nửa tỷ để thuần dưỡng nhiều giống gà quý hiếm
 >> "Vườn nho bê tông" trĩu quả giữa Sài Gòn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm
 >> Chát đắng khởi nghiệp: Người thu triệu USD, kẻ dẹp tiệm đổi nghề

Khởi nghiệp từ 20 triệu đồng vốn

Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình tại thôn Trường Định (xã Hòa Liên, Hòa Vang), Đạt cho biết mô hình hiện đã đem lại nguồn thu nhập hiệu quả.

Anh cho biết, anh học chuyên ngành công nghệ thông tin tại một trường cao đẳng trên địa bàn, tuy nhiên ra trường công việc không như mong muốn nên đã quyết tâm khởi nghiệp từ mô hình nuôi gà đông tảo và trồng lan.

Năm 2015, Đạt lên khu đất gia đình mua tại xã Hòa Liên đã lâu để đầu tư lập mô hình chăn nuôi. Để có kiến thức về nuôi gà đông tảo, anh thường xuyên lên mạng tìm hiểu kỹ thuật nuôi cùng với sự trợ giúp từ người cô ruột.

Vũ Thành Đạt khởi nghiệp từ nuôi gà đông tảo
Vũ Thành Đạt khởi nghiệp từ nuôi gà đông tảo

"Sau khi ra trường, mình xin được một công việc nhưng chỉ làm được một tháng thì xin nghỉ, do mức lương thấp. Thấy người cô đang nuôi gà hiệu quả tại Hà Nội, mình tìm hiểu và học hỏi thêm trên mạng internet, bắt đầu nuôi lứa đầu tiên từ nguồn vốn tích góp 20 triệu đồng", Đạt chia sẻ.

Ban đầu Đạt đầu tư làm một chuồng trại nhỏ và đặt mua 100 con gà đông tảo về nuôi. Lứa đầu tiên rất thành công, Đạt thu về 50 triệu đồng sau gần 6 tháng nuôi. Sau đó, anh bắt đầu nuôi gối đầu. Tuy nhiên đến lứa thứ 2 nuôi nhân đàn lên 200 con thì chết sạch, thất bại hoàn toàn.

Thất bại, Đạt tiếp tục tìm hiểu trên mạng và học hỏi tìm nguyên nhân vì sao đàn gà chết hàng loạt.

"Thời gian đó, mình không để ý kiểm soát dịch để gà nơi khác đem tới trang trại khiến lây lan cả đàn gà. Sau đợt thất bại đó, những đợt nuôi tiếp theo mình phòng ngừa bệnh định kỳ cho đàn gà nên không gặp trở ngại gì nhiều", anh Đạt cho biết.

Hiện mỗi năm, với mô hình nuôi gà đông tảo trên diện tích 400m2, nuôi gối đầu trên tháng, anh Đạt xuất bán 4 lứa/năm, mỗi lứa từ 150-200 con, thu lợi nhuận 100 triệu đồng mỗi lứa.

Theo anh Đạt, giống gà Đông tảo này có ưu điểm khỏe hơn giống già ta, chịu được thời tiết khắc nghiệt, rất mau lớn, giá thành lại cao hơn, thịt ngon, thơm hơn so với giống gà ta. Giá gà đông tảo thuần chủng dao động từ 350.000 - 450.000 đồng/kg, gà đông tảo lai có giá 150.000 đồng/kg.

Anh Đạt chia sẻ thêm: "Ban đầu để tiêu thụ giống gà này, do thị trường Đà Nẵng chưa quen, giá thành lại cao nên mình phải gởi ra lại tận ngoài Bắc để nhờ người cô tiêu thụ giúp. Sau 1 năm, mình được người bạn giới thiệu, hiện nguồn thị trường tiêu thụ đã ổn định và đang cung cấp cho thị trường Đà Nẵng… Lúc mới nuôi, vừa nuôi, vừa học hỏi kỹ thuật nên mình rất lo lắng. Nhưng đôi lúc mình nghĩ, chẳng ai thành công mà không có thất bại. Nếu có thất bại thì cũng coi đó là một bài học quý để mình đứng dậy bước tiếp…".

Liều trồng 10.000 cây lan

Thành công từ mô hình nuôi gà đông tảo, không dừng lại, năm 2016, anh Đạt tiếp tục học hỏi mô hình trồng phong lan cắt cành và lan rừng. Trên 1.000 m2 diện tích đất của gia đình, anh đầu tư trồng 2 loại chính là lan denro và mokara.

Dù trồng ban đầu, nhưng anh vẫn quyết định tiếp tục liều vay từ người thân và nguồn vốn vay ngân hàng hơn 450 triệu đồng để đầu tư trồng hơn 10.000 cây lan.

Và liều mình trồng thêm lan
Và liều mình trồng thêm lan

"Chưa biết thành công hay thất bại thế nào với mô hình này, nhưng lúc ấy mình cũng liều, mình nghĩ trồng số lượng càng lớn, càng thu vốn dễ. Lúc ban đầu trồng, mình gặp không ít trở ngại do kỹ thuật trồng chưa đúng, chưa biết phun thuốc sao cho hoa hiệu quả, hoa đẹp", Đạt chia sẻ.

Trong thời gian trồng, có sâu bị bệnh gì, Đạt chụp ảnh cây rồi lên mạng tìm hiểu và hỏi cách xử lý thế nào. Dù vẫn đang trong quá trình học hỏi, nhưng sau nhiều lần học hỏi, rút kinh nghiệm, hiện mô hình cũng đã đem về thu nhập cho Đạt.

Thu lợi nhuận nửa tỷ đồng/năm

Với quyết định khởi nghiệp của mình, hiện anh Đạt có vườn lan mokara diện tích 10.000 m2 với 10.000 cây phong lan mokara và 12.000 cây lan denro cắt bán hằng ngày cho các cửa hàng hoa trên địa bàn, đem về thu nhập 20 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, anh cũng tìm hiểu, phát triển thêm mô hình lan rừng, bỏ túi thêm 50 triệu đồng/năm.

"Trước kia, ba mẹ mình thích trồng lan rừng, thấy vậy mình đầu tư làm thêm. Vừa làm vừa học thêm từ ba mẹ", Đạt cho biết.

Theo anh Đạt, hiện tổng nguồn thu từ mô hình nuôi gà, trồng lan, sau khi trừ chi phí, thu lãi khoảng gần nửa tỷ đồng/năm. Ngoài ra, anh Đạt còn thu nhập khoảng 60 triệu đồng/năm từ nuôi nai lấy nhung.

Với các mô hình trên, anh còn tạo việc làm cho 2 lao động thường xuyên với mức thu nhập 4 triệu đồng/tháng.

"Mình suy nghĩ trong cuộc sống, ai cũng có cái khó riêng, bản thân mỗi người phải cố gắng, cố gắng hơn nữa. Làm công việc nào cũng có chú tâm, nhiệt huyết vào đó sẽ dễ thành công hơn, có thể ngày hôm nay chưa được, ngày mai làm tiếp, ngày mai chưa được, ngày mai nữa làm tiếp, sẽ tạo dần cho mình kinh nghiệm chắc chắn sẽ không bao giờ thất bại, chỉ sợ không dám làm thôi, chứ còn dám làm sẽ thành công", anh Đạt nói về quan điểm và cho biết sẵn sàng chia sẻ nếu ai mong muốn học hỏi mô hình.

Khánh Hồng

Comments

Popular posts from this blog

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt

Vừa được chính thức giới thiệu đến người dùng chưa được bao lâu nhưng công cụ "Lắng nghe cảm xúc mạng xã hội DAZIKZAK" đã nhanh chóng gây sự chú ý, đặc biệt đối với cộng đồng mạng xã hội Việt. Những nỗi sợ không tên… Trong quá trình tìm kiếm những nền tảng Social Listening để phục vụ cho công việc, cô bạn trẻ Phiên Phượng – người giữ lửa của dự án DAZIKZAK nhận ra yếu điểm lớn nhất của các công cụ hiện tại là khả năng đọc hiểu và phân tích tiếng Việt. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ cảm thấy sợ tiếng Việt đến như thế. Một loạt câu hỏi ngớ ngẩn luôn quanh quẩn trong đầu cô như: "tại sao Tiếng Việt lại có dấu làm gì nhỉ?", "Ơ, sinh ra từ đồng nghĩa làm gì vậy? 2 từ 2 nghĩa đi cho nhanh chứ", "Làm ơn viết đầy đủ dấu đúng chính tả được không? Đừng viết tắt, đừng dùng tiếng lóng."… Phiên Phượng – bạn trẻ sợ chính tiếng mẹ đẻ của mình Ngày ngày phân tích dữ liệu, ngày ngày không biết người ta nghĩ gì và đang nói gì về sản phẩm của mình… ...

Quan điểm của cô bạn khởi nghiệp năm 20 tuổi: "Con gái giỏi thường kén chọn, khó kiếm người yêu"

Dấn thân vào khởi nghiệp lúc 20 tuổi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nhữ Quỳnh Anh cho rằng con gái giỏi giang thì thường thông minh, biết họ muốn gì, luôn sống độc lập, tự chủ và có tham vọng lớn, vậy nên khó để tìm được người yêu hợp ý. Nhữ Quỳnh Anh (1996), hiện đang là sinh viên năm 4, khoa Quản trị Kinh doanh của trường ĐH Ngoại thương. Quỳnh Anh là co-founder của một công ty về phần mềm đầu tư chứng khoán. Xuất hiện trong đêm chung kết của cuộc thi  Khởi nghiệp cùng Kawai , tuy không giành chiến thắng nhưng cô bạn này trở thành thí sinh nổi bật nhất không chỉ bởi sự duyên dáng, thông minh mà còn có những quan điểm rất thẳng thắn về khởi nghiệp, về người trẻ. Quỳnh Anh đã xóa Facebook trên điện thoại từ rất lâu để tập trung hoàn toàn công việc. Cô gái này quan niệm rằng: Người trẻ không nhất thiết phải thành công trước năm 30 tuổi bằng việc mua nhà, mua xe, chỉ cần sống tro...