Skip to main content

Grab - Go-Jek: Cuộc đối đầu của 2 startup kỳ lân ở Đông Nam Á và màn tỉ thí giữa 2 người bạn học Harvard

Jek: Cuộc đối đầu của 2 startup kỳ lân ở Đông Nam Á và màn tỉ thí giữa 2 người bạn học Harvard.

Trong cuộc gặp một startup về khởi nghiệp công nghệ mới đây, một vị khách mời đã tiết lộ rằng Nadiem Makarim, CEO Go-Jek, và Anthony Tan, CEO Grab, từng là bạn thân tại Đại học Havard. Hai người cùng là startup công nghệ kỳ lân (tỷ USD) và đặc biệt là đối thủ cạnh tranh nhau trong thị trường gọi xe công nghệ ở Đông Nam Á. Người ta gọi Grab và Go-Jek là kẻ 8 lạng, người nửa cân.

 Hai người bạn thời Harvard

Go-Jek thành lập năm 2010, ban đầu là Trung tâm gọi xe ôm theo yêu cầu. Grab thành lập năm 2012, ban đầu mang tên là Ứng dụng gọi taxi Myteski.

"Anthony từng là một trong những người bạn thân nhất của tôi. Chúng tôi thường tư vấn cho nhau về các công việc kinh doanh", Nadiem từng chia sẻ như vậy. Tuy nhiên anh không tiết lộ về mối quan hệ hiện tại giữa 2 người. Tương tự, Anthony Tan cũng hạn chế nói về Makarim trên các phương tiện truyền thông.

Nadiem Makarim đến từ Indonesia, từng có thời gian làm cố vấn tại Mc Kinsey, Giám đốc sáng tạo tại Zaloza, Giám đốc sáng tạo Kartuku. Go-Jek ra đời năm 2011. Ban đầu, Go-Jek cung cấp các chuyến đi trên moto taxi, được biết đến với tên gọi "ojek" ở Indonesia. Đây cũng chính là start-up tỷ USD đầu tiên của Indonesia.

Anthony Tan là người Malaysia, từng là Giám đốc Marketing Tan Chong & Sons Motor. Năm 2011, cùng người đồng sáng lập Hooi Ling Tan, Anthony đã nghĩ ra ý tưởng về một ứng dụng đặt taxi và được lựa chọn vào vòng chung kết của cuộc thi Kế hoạch kinh doanh 2011 (Business Plan Contest 2011) của trường Kinh tế Harvard (Harvard Business School). Chính là tiền thân của Grab ngày nay.

Grab - Go-Jek: Cuộc đối đầu của 2 startup kỳ lân ở Đông Nam Á và màn tỉ thí giữa 2 người bạn học Harvard - Ảnh 1.

Các nhà đầu tư đứng sau Go-Jek và Grab

Đứng sau 2 kỳ lân này là những nhà đầu tư "khủng" nổi tiếng thế giới.

Grab nhận đầu tư của Didi, Softbank, Huyndai, Toyota. Còn Go-Jek được Google, Tencent, JD... rót vốn.

Go-Jek đang định giá 5 tỷ USD, còn Grab nhỉnh hơn với 6 tỷ USD.

Grab - Go-Jek: Cuộc đối đầu của 2 startup kỳ lân ở Đông Nam Á và màn tỉ thí giữa 2 người bạn học Harvard - Ảnh 2.

Ảnh: Asean Today

Thị trường và dịch vụ của Go Jek và Grab

Hiện Grab có mặt tại 195 thành phố tại 8 quốc gia Đông Nam Á, trong khi đó Go-Jek mới chỉ tập trung ở thị trường nội địa với 50 thành phố tại Indonesia. Nhiều thông tin cho biết, Go-Jek sắp vào thị trường Việt Nam.

Về dịch vụ, Go-Jek là niềm tự hào của giới startup ở Indonesia với việc phát triển nhanh như vũ bão, xây dựng hệ sinh thái từ Go-Ride (xe ôm), Go-Car (gọi xe hơi), Go-Food (giao đồ ăn) đến sửa xe, massage, vệ sinh...

Hệ sinh thái của Grab có phần khiêm tốn hơn với Grab Bike (gọi xe ôm), Grab Car (gọi xe hơi), Grab Express (giao hàng)... Sau khi Uber sáp nhập vào Grab, Grab sẽ có thêm các dịch vụ như Grab-Food...

Grab - Go-Jek: Cuộc đối đầu của 2 startup kỳ lân ở Đông Nam Á và màn tỉ thí giữa 2 người bạn học Harvard - Ảnh 3.

Ảnh: NDH

Khi Go-Jek vào thị trường Việt Nam, đây sẽ là ứng viên nặng kí đối đầu với Grab nhờ hiểu rõ thói quen và văn hóa Đông Nam Á, đồng thời rất rõ đối thủ của họ là ai.

Comments

Popular posts from this blog

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt

Vừa được chính thức giới thiệu đến người dùng chưa được bao lâu nhưng công cụ "Lắng nghe cảm xúc mạng xã hội DAZIKZAK" đã nhanh chóng gây sự chú ý, đặc biệt đối với cộng đồng mạng xã hội Việt. Những nỗi sợ không tên… Trong quá trình tìm kiếm những nền tảng Social Listening để phục vụ cho công việc, cô bạn trẻ Phiên Phượng – người giữ lửa của dự án DAZIKZAK nhận ra yếu điểm lớn nhất của các công cụ hiện tại là khả năng đọc hiểu và phân tích tiếng Việt. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ cảm thấy sợ tiếng Việt đến như thế. Một loạt câu hỏi ngớ ngẩn luôn quanh quẩn trong đầu cô như: "tại sao Tiếng Việt lại có dấu làm gì nhỉ?", "Ơ, sinh ra từ đồng nghĩa làm gì vậy? 2 từ 2 nghĩa đi cho nhanh chứ", "Làm ơn viết đầy đủ dấu đúng chính tả được không? Đừng viết tắt, đừng dùng tiếng lóng."… Phiên Phượng – bạn trẻ sợ chính tiếng mẹ đẻ của mình Ngày ngày phân tích dữ liệu, ngày ngày không biết người ta nghĩ gì và đang nói gì về sản phẩm của mình… ...

Quan điểm của cô bạn khởi nghiệp năm 20 tuổi: "Con gái giỏi thường kén chọn, khó kiếm người yêu"

Dấn thân vào khởi nghiệp lúc 20 tuổi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nhữ Quỳnh Anh cho rằng con gái giỏi giang thì thường thông minh, biết họ muốn gì, luôn sống độc lập, tự chủ và có tham vọng lớn, vậy nên khó để tìm được người yêu hợp ý. Nhữ Quỳnh Anh (1996), hiện đang là sinh viên năm 4, khoa Quản trị Kinh doanh của trường ĐH Ngoại thương. Quỳnh Anh là co-founder của một công ty về phần mềm đầu tư chứng khoán. Xuất hiện trong đêm chung kết của cuộc thi  Khởi nghiệp cùng Kawai , tuy không giành chiến thắng nhưng cô bạn này trở thành thí sinh nổi bật nhất không chỉ bởi sự duyên dáng, thông minh mà còn có những quan điểm rất thẳng thắn về khởi nghiệp, về người trẻ. Quỳnh Anh đã xóa Facebook trên điện thoại từ rất lâu để tập trung hoàn toàn công việc. Cô gái này quan niệm rằng: Người trẻ không nhất thiết phải thành công trước năm 30 tuổi bằng việc mua nhà, mua xe, chỉ cần sống tro...