Skip to main content

Đi xe bốn bánh, sơ mi láng cóng, tháng không kiếm nổi 5 triệu đồng

Chạy quảng cáo, gọi điện liên tục nhưng cả tháng vừa rồi, Tuấn - một môi giới bất động sản ở Cầu Giấy - vẫn chưa chốt được căn nào. Đi xe bốn bánh, quần áo bảnh bao, suốt ngày cafe máy lạnh mà có tháng không kiếm nổi 5 triệu đồng. Dân cò nhà đất đang kêu khổ khi thị trường chung cư đang bắt đầu chững lại.
 >> Cò đất, đầu nậu náo loạn thị trường đất nền TPHCM
 >> Bỏ việc, kéo nhau làm... cò đất
 >> Ế ẩm, cò đất ngủ gật canh sàn

Kinh nghiệm môi giới chung cư gần 5 năm, Tuấn là một trong những người từng được mệnh danh là "thánh chốt". Gần như tháng nào, Tuấn cũng có vài hợp đồng, thậm chí Tuấn còn chia sẻ bớt sang cho "đồng đội". Tuy nhiên, những "tháng năm rực rỡ" không còn, cả tháng vừa qua, Tuấn không có một giao dịch nào thành công. Kể từ Tết tới nay, Tuấn mới chỉ bán được 3 căn hộ.

Công việc môi giới hay còn gọi là "cò" đối với Tuấn khá nhàn, nhiều thời gian và mức hoa hồng cũng cao. Sau khi trở thành nhân viên kỳ cựu tại một sàn tên tuổi, Tuấn bỏ ra ngoài làm cộng tác viên cho nhiều sàn. Nhìn bên ngoài, Tuấn lúc nào cũng hào nhoáng với bốn bánh và bộ quần áo sơ mi trắng và thường xuyên có mặt tại các quán cà phê. Hiện tại, do không có hoa hồng, mọi chi tiêu của Tuấn bị cắt giảm.

Môi giới xuống đường tìm khách (Ảnh:Tuấn Linh)
Môi giới xuống đường tìm khách (Ảnh:Tuấn Linh)

Theo Tuấn, chung cư không còn hấp dẫn với nhiều người do bị ảnh hưởng bởi chất lượng, giá giảm mạnh. Trong khi đó, phân khúc đất nền đang nóng khiến các nhà đầu tư không còn quan tâm tới phân khúc này. Hầu hết người mua hiện nay đều có nhu cầu ở nên thị trường thứ cấp không còn sôi động như trước đây.

Với những môi giới tự do như Tuấn, áp lực không nhiều bởi làm được bao nhiêu, ăn bấy nhiêu. Còn nhiều sàn của chủ đầu tư, nhân viên môi giới lúc nào cũng méo mặt. Nói về nghề môi giới, Tuấn chia sẻ: "Như mình có nguồn khách ổn định rồi nên không phải lang thang khắp nơi, những nhân viên mới vào nghề phải lao ra ngoài đường đứng giữa trưa hè, khói bụi. Cả tháng không bán được căn nào, những người trụ được lâu cũng chỉ vài ba tháng".

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Tuấn phải bỏ thêm tiền chạy quảng cáo, tìm kiếm khách hàng.

Minh Thành, một môi giới khác, cũng đang kêu trời vì từ Tết tới nay chưa bán được căn hộ nào. Do bị áp lực, Thành lúc nào cũng trong tình trạng "ra đi". Từ Tết tới nay, Thành chỉ nhận lương 5 triệu, trong khi đó vẫn phải tự bỏ tiền ra chạy quảng cáo, gọi điện tư vấn khách và tìm kiếm thông tin.

Bán nhà ở vỉa hè (Ảnh:Tuấn Linh)
Bán nhà ở vỉa hè (Ảnh:Tuấn Linh)

Làm việc hơn một năm tại sàn nhưng kinh nghiệm bán hàng của Thành vẫn còn khá khiêm tốn. Tốt nghiệp đại học công nghiệp, Thành thử sức sang lĩnh vực bất động sản. Dù trái ngành đào tạo nhưng do mang lại nguồn thu nhập lớn và nhiều mối quan hệ nên Thành đam mê. Mặc dù vậy, nhiệt huyết cũng nhạt dần đi khi ngày càng nhiều người tham gia vào lĩnh vực này. Thành đã từng nghĩ tới tìm công việc mới ổn định nhưng lại ngại vì thời gian cố định mà mức lương cũng không cao.

"Từ Tết tới giờ mình cũng tính nhiều phương án nhưng vẫn cố bám trụ tại sàn. Sếp nhắc nhở nhiều nhưng hiện nay cả thị trường èo ọt, không riêng gì mỗi mình", Thành chia sẻ.

Theo Thành, môi giới bất động sản hiện nay gặp khó khăn do phần lớn tự tìm khách hàng. Thành cũng phải mất gần 1 năm bám trụ tại dự án. Trên thị trường thứ cấp, ở một số dự án, nhiều nhà đầu tư chỉ bán bằng giá mua vào hoặc thậm chí chấp nhận cắt lỗ nhằm đẩy hàng nhanh. Thị trường chung cư ở phân khúc trung và cao cấp không còn là sân chơi của các nhà đầu tư lướt sóng.

Trước Thành, đã có nhiều nhân viên áo trắng cổ cồn phải lẳng lặng ra đi. Tuy nhiên, lại một lớp sinh viên mới ra trường nhăm nhe xin vào nghề này....

Theo Nam Hải
Vietnamnet

Comments

Popular posts from this blog

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt

Vừa được chính thức giới thiệu đến người dùng chưa được bao lâu nhưng công cụ "Lắng nghe cảm xúc mạng xã hội DAZIKZAK" đã nhanh chóng gây sự chú ý, đặc biệt đối với cộng đồng mạng xã hội Việt. Những nỗi sợ không tên… Trong quá trình tìm kiếm những nền tảng Social Listening để phục vụ cho công việc, cô bạn trẻ Phiên Phượng – người giữ lửa của dự án DAZIKZAK nhận ra yếu điểm lớn nhất của các công cụ hiện tại là khả năng đọc hiểu và phân tích tiếng Việt. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ cảm thấy sợ tiếng Việt đến như thế. Một loạt câu hỏi ngớ ngẩn luôn quanh quẩn trong đầu cô như: "tại sao Tiếng Việt lại có dấu làm gì nhỉ?", "Ơ, sinh ra từ đồng nghĩa làm gì vậy? 2 từ 2 nghĩa đi cho nhanh chứ", "Làm ơn viết đầy đủ dấu đúng chính tả được không? Đừng viết tắt, đừng dùng tiếng lóng."… Phiên Phượng – bạn trẻ sợ chính tiếng mẹ đẻ của mình Ngày ngày phân tích dữ liệu, ngày ngày không biết người ta nghĩ gì và đang nói gì về sản phẩm của mình… ...

Quan điểm của cô bạn khởi nghiệp năm 20 tuổi: "Con gái giỏi thường kén chọn, khó kiếm người yêu"

Dấn thân vào khởi nghiệp lúc 20 tuổi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nhữ Quỳnh Anh cho rằng con gái giỏi giang thì thường thông minh, biết họ muốn gì, luôn sống độc lập, tự chủ và có tham vọng lớn, vậy nên khó để tìm được người yêu hợp ý. Nhữ Quỳnh Anh (1996), hiện đang là sinh viên năm 4, khoa Quản trị Kinh doanh của trường ĐH Ngoại thương. Quỳnh Anh là co-founder của một công ty về phần mềm đầu tư chứng khoán. Xuất hiện trong đêm chung kết của cuộc thi  Khởi nghiệp cùng Kawai , tuy không giành chiến thắng nhưng cô bạn này trở thành thí sinh nổi bật nhất không chỉ bởi sự duyên dáng, thông minh mà còn có những quan điểm rất thẳng thắn về khởi nghiệp, về người trẻ. Quỳnh Anh đã xóa Facebook trên điện thoại từ rất lâu để tập trung hoàn toàn công việc. Cô gái này quan niệm rằng: Người trẻ không nhất thiết phải thành công trước năm 30 tuổi bằng việc mua nhà, mua xe, chỉ cần sống tro...