Skip to main content

Chàng trai đun mãi mà ấm nước chẳng sôi và bài học sâu sắc gửi gắm người trẻ trước ngưỡng cửa sự nghiệp

Cuộc sống này có đầy rẫy cám dỗ, rất nhiều cơ hội và rất nhiều sự lựa chọn mở ra trước mắt ta; nhưng chúng chỉ khiến tâm ta trở nên náo loạn.

Là những người trẻ ngày bắt đầu con đường sự nghiệp, chắc hẳn ai cũng sẽ đặt ra cho bản thân mình những mục tiêu lớn lao để cố gắng phấn đấu đạt được. Tuy nhiên, hành trình đi đến cái đích cuối cùng ấy hiếm khi nào trải đầy hoa hồng. Những khó khăn, vất vả, vấp ngã trên suốt hành trình không khỏi khiến người trẻ nhiều lần nản chí. Tuy nhiên, chỉ khi chọn cách bỏ cuộc, chúng ta mới thật sự thất bại.

Khó khăn là thứ luôn thường trực và nhiều lần khiến chúng ta hoài nghi về bản thân mình. Đó là lý do chị em công sở dễ cảm thấy chán nản, mệt mỏi cũng như đặt ra câu hỏi: "Bản thân mình có thật sự đang làm thứ mà mình đam mê, ham thích hay không?". Để rồi sau những nghi hoặc đó, chúng ta vội vã bỏ đi cái cũ, chạy theo những ham thích nảy ra bất chợt để rồi cuối cùng chẳng đâu ra đâu, "xôi hỏng bỏng không".

Chàng trai đun mãi mà ấm nước chẳng sôi và bài học sâu sắc gửi gắm người trẻ trước ngưỡng cửa sự nghiệp - Ảnh 1.

Câu chuyện đun nước của một chàng trai bên dưới đây chắc hẳn sẽ để lại những bài học sâu sắc cho những bạn trẻ vừa mới ra trường và trên con đường chinh phục ước mơ, hoài bão của bản thân.

Ngày ra trường, cầm tấm bằng đại học trên tay, chàng trai trẻ tự tin bước đi với những dự định đầu tiên và thiết lập mục tiêu phấn đấu của riêng mình. Nhưng sau nhiều năm bôn ba, gặp đủ mọi sóng gió, anh vẫn hoàn trắng tay. Một hôm, anh may mắn gặp được một người thông thái. Chẳng có gì cần phải suy nghĩ thêm, anh đem những câu chuyện mà mình đã từng trải qua trong nhiều năm qua để bộc bạch cùng người đàn ông lạ mặt.

Chàng trai đun mãi mà ấm nước chẳng sôi và bài học sâu sắc gửi gắm người trẻ trước ngưỡng cửa sự nghiệp - Ảnh 2.

Sau khi nghe xong câu chuyện của chàng trai, người đàn ông rất bình thản nói: "Cậu hãy nấu cho tôi một ấm nước sôi đi!". Chàng trai nhìn thấy ấm nước lớn ở góc nhà và một chiếc bếp nhỏ nhưng không có củi đun. Không ngần ngại, anh bước ra ngoài để tìm củi đốt.

Sau một thời gian, chàng thanh niên trở về với một ít nhánh cây khô trên tay; tuy nhiên, ấm nước lại quá to và chứa đầy nước. Vì vậy, khi đang đun nước thì củi tàn hết và lửa bị tắt nhưng ấm nước vẫn chưa thể sôi. Không còn sự lựa chọn nào khác, anh đành ra ngoài để tìm thêm củi đốt. Ngặt một nỗi, sau khi anh đã tìm đủ lượng củi khô để có thể đun nước thì ấm nước lại nguội đi như thời điểm ban đầu.

Rút kinh nghiệm từ thất bại của hai lần trước, lần này anh chàng đã khôn ngoan hơn nên tìm đủ lượng củi cần dùng trước khi nhóm bếp nấu nước. Lúc này, người thông thái đột nhiên hỏi anh ta: "Nếu không có đủ củi để đun nước thì cậu sẽ làm thế nào?".

Chàng trai đun mãi mà ấm nước chẳng sôi và bài học sâu sắc gửi gắm người trẻ trước ngưỡng cửa sự nghiệp - Ảnh 3.

Chàng trai suy nghĩ một lúc rồi lắc đầu trả lời rằng anh không biết. Người thông thái nói tiếp: "Vậy sao không đổ bớt nước trong ấm ra ngoài đi?".

Không chỉ dừng lại ở câu hỏi của người thông thái ở phần kết, có hàng loạt câu hỏi khác cũng được đặt ra sau khi câu chuyện này kết thúc.

"Tại sao nước không sôi?", chẳng phải bởi vì ấm nước quá đầy mà bếp thì quá nhỏ cũng như không đủ củi để đốt hay sao.

Vậy thì "tại sao lại không đủ củi đốt?", đơn giản, chỉ bởi nhiều người trong chúng ta muốn làm quá nhiều công việc và đặt mục tiêu cho mình quá cao.

Vậy "tại sao mục tiêu đặt ra là quá sức, có phải chúng ta chưa đủ cố gắng hay không?", đó cũng chỉ là một phần, phần khác do tồn tại quá nhiều sự lựa chọn, cám dỗ, ham muốn cũng như sự háo hức muốn thành công.

"Vậy chiếc bếp nhỏ tượng trưng cho điều gì?", đó chính là thời gian và năng lực của bản thân mỗi người là hữu hạn.

"Tại sao củi kiếm được không đủ dùng?", bởi vì nguồn lực là hạn chế và sự chuẩn bị chưa thật sự kỹ lưỡng.

Chàng trai đun mãi mà ấm nước chẳng sôi và bài học sâu sắc gửi gắm người trẻ trước ngưỡng cửa sự nghiệp - Ảnh 4.

Cuộc sống này là vậy đấy, vẫn tồn tại đâu đó đầy rẫy những cám dỗ, rất nhiều cơ hội và rất nhiều sự lựa chọn mở ra trước mắt mỗi người. Nghịch lý nằm ở chỗ, càng có nhiều sự lựa chọn, chúng ta càng khó khăn trong việc chọn đúng thứ mà mình mong muốn bởi tâm tưởng dễ bị náo loạn.

Vì vậy, những gì chúng ta đã, đang và muốn có cũng chỉ là các cơ hội cộng với chút may mắn, nhưng ta cũng chẳng nắm giữ được thứ gì trong tay. Cũng giống như câu chuyện ở trên, chàng trai trẻ đặt ra nhiều mục tiêu to lớn cho chính mình và muốn đun một ấm nước lớn khi được nhờ giúp đỡ. Nhưng cuộc sống này không phải màu hồng, có rất nhiều gánh nặng níu giữ ta. Làm thế nào để lên đến đỉnh thành công nhanh nhất có thể? Mỗi người chúng ta đều có một "ấm nước riêng" của mình. Làm sao để ấm nước ấy sôi đây?

Comments

Popular posts from this blog

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt

Vừa được chính thức giới thiệu đến người dùng chưa được bao lâu nhưng công cụ "Lắng nghe cảm xúc mạng xã hội DAZIKZAK" đã nhanh chóng gây sự chú ý, đặc biệt đối với cộng đồng mạng xã hội Việt. Những nỗi sợ không tên… Trong quá trình tìm kiếm những nền tảng Social Listening để phục vụ cho công việc, cô bạn trẻ Phiên Phượng – người giữ lửa của dự án DAZIKZAK nhận ra yếu điểm lớn nhất của các công cụ hiện tại là khả năng đọc hiểu và phân tích tiếng Việt. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ cảm thấy sợ tiếng Việt đến như thế. Một loạt câu hỏi ngớ ngẩn luôn quanh quẩn trong đầu cô như: "tại sao Tiếng Việt lại có dấu làm gì nhỉ?", "Ơ, sinh ra từ đồng nghĩa làm gì vậy? 2 từ 2 nghĩa đi cho nhanh chứ", "Làm ơn viết đầy đủ dấu đúng chính tả được không? Đừng viết tắt, đừng dùng tiếng lóng."… Phiên Phượng – bạn trẻ sợ chính tiếng mẹ đẻ của mình Ngày ngày phân tích dữ liệu, ngày ngày không biết người ta nghĩ gì và đang nói gì về sản phẩm của mình… ...

Quan điểm của cô bạn khởi nghiệp năm 20 tuổi: "Con gái giỏi thường kén chọn, khó kiếm người yêu"

Dấn thân vào khởi nghiệp lúc 20 tuổi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nhữ Quỳnh Anh cho rằng con gái giỏi giang thì thường thông minh, biết họ muốn gì, luôn sống độc lập, tự chủ và có tham vọng lớn, vậy nên khó để tìm được người yêu hợp ý. Nhữ Quỳnh Anh (1996), hiện đang là sinh viên năm 4, khoa Quản trị Kinh doanh của trường ĐH Ngoại thương. Quỳnh Anh là co-founder của một công ty về phần mềm đầu tư chứng khoán. Xuất hiện trong đêm chung kết của cuộc thi  Khởi nghiệp cùng Kawai , tuy không giành chiến thắng nhưng cô bạn này trở thành thí sinh nổi bật nhất không chỉ bởi sự duyên dáng, thông minh mà còn có những quan điểm rất thẳng thắn về khởi nghiệp, về người trẻ. Quỳnh Anh đã xóa Facebook trên điện thoại từ rất lâu để tập trung hoàn toàn công việc. Cô gái này quan niệm rằng: Người trẻ không nhất thiết phải thành công trước năm 30 tuổi bằng việc mua nhà, mua xe, chỉ cần sống tro...