Skip to main content

'Bộ não tỷ phú' đứng sau công ty khởi nghiệp giá trị nhất Hàn Quốc: Bỏ học Harvard sau 6 tháng vì khao khát phải 'tạo ra thứ gì đó có tầm ảnh hưởng' từ khi còn học cấp 3

Bon Kim là người sáng lập và giám đốc điều hành của Coupang, gã khổng lồ thương mại điện tử trị giá 9 tỷ USD, được mệnh danh là Amazon của Hàn Quốc.

Đối với nhiều người muốn trở thành một doanh nhân thành đạt, chương trình MBA danh tiếng của Harvard sẽ cung cấp bước tiến quan trọng trong hành trình từ một kẻ mơ mộng đến một nhà sáng lập.

Nhưng đối với Bom Kim, bước tiến đó nhanh hơn bao giờ hết. Phát biểu với CNBC, Kim chia sẻ: "Tôi luôn tin vào một điều từ khi còn học cấp ba rằng mình chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để thực sự tạo ra thứ gì đó có tầm ảnh hưởng". Vì vậy, chỉ sau 6 tháng tham gia chương trình, anh ấy đã bỏ học và quyết tâm tự thực hiện ước mơ của riêng mình. Bây giờ, sau chưa đầy một thập kỷ, Kim trở thành bộ não tỷ phú đứng sau công ty khởi nghiệp có giá trị nhất Hàn Quốc.

Bon Kim là người sáng lập và giám đốc điều hành của Coupang, gã khổng lồ thương mại điện tử trị giá 9 tỷ USD, được mệnh danh là Amazon của Hàn Quốc. Kim bắt đầu sự nghiệp của mình tại Seoul năm 2010 và tận dụng cơ hội công nghệ đang phát triển vào thời điểm đó. Ngày nay, công ty của Bon Kim tự hào có số lượng người dùng gần bằng một nửa dân số đất nước, khoảng 25 triệu sử dụng Coupang.

Tuy nhiên, nhà sáng lập 40 tuổi gần đây đã nói với CNBC Make It rằng anh không đặt mục tiêu để trở thành một Jeff Bezos tiếp theo.

Học cách thay đổi

Trên thực tế, khi Coupang bắt đầu vào cuối những năm 2000, nó là một hoạt động kinh doanh hàng ngày theo kiểu Groupon (thường sẽ giảm giá mạnh ở thời gian đầu để khuyến khích khách hàng sử dụng thử hy vọng vào tương lai khách hàng sẽ quay trở lại sử dụng). Nhưng, ngay khi Kim nhận thấy phạm vi thương mại điện tử ngày càng tăng lên, anh đã nhanh chóng chuyển sang thị trường bên thứ ba lấy cảm hứng từ mô hình eBay.

"Hình dạng của Coupang, mô hình kinh doanh của Coupang, những thứ mà bạn nhìn thấy từ Coupang ngày hôm nay đã trải qua rất nhiều thay đổi" Bon Kim nói.

Bộ não tỷ phú đứng sau công ty khởi nghiệp giá trị nhất Hàn Quốc: Bỏ học Harvard sau 6 tháng vì khao khát phải tạo ra thứ gì đó có tầm ảnh hưởng từ khi còn học cấp 3 - Ảnh 1.

Coupang đã trải qua nhiều thay đổi để có thể trở thành như ngày hôm nay

Việc kinh doanh bước đầu đã thành công. Trong vòng ba năm, công ty đã vượt qua doanh số 1 tỷ USD và đang trên đà chào bán công khai ban đầu. Nhưng vào những giây phút cuối cùng, anh ấy đã rút lại quyết định và thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh, Kim tin rằng mình có thể xây dựng một cái gì đó tốt hơn.

Bon Kim chia sẻ: "Chúng tôi phải tự hỏi: Có phải doanh nghiệp chúng tôi đã xây dựng, có phải những dịch vụ và trải nghiệm mà chúng tôi đang cung cấp sẽ tạo ra thế giới mà khách hàng chúng tôi yêu thích ?". "Và thực tế thì cho thấy không phải vậy" anh ấy nhấn mạnh.

Bắt đầu lại

Thế là Kim quyết định làm lại từ đầu: Lần này phát minh lại Coupang như một nền tảng mua sắm từ đầu đến cuối được thiết kế để quản lý toàn bộ hành trình của khách hàng theo quan niệm "từ máy tính để bàn đến cánh cửa căn hộ của bạn".

Điều đó bao gồm cả việc tạo ra doanh nghiệp hậu cần theo phong cách UPS của Coupang - Rocket Delivery nhằm mục đích mang lại niềm vui cho khách hàng và cải thiện hệ thống bưu chính của Hàn Quốc. "Những mô hình mà chúng tôi thấy chủ yếu giống như của Amazon và tại thời điểm đó, chúng tôi thực sự ghen tị với điều đó" anh ấy nói.

Thị trường thương mại điện tử Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và năm nay dự kiến ​​sẽ trở thành thị trường lớn thứ năm thế giới sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong khi đó, thời gian làm việc dài cùng các thành phố đông dân cư khiến đất nước này trở thành địa điểm lý tưởng cho các dịch vụ giao hàng theo yêu cầu.

Bộ não tỷ phú đứng sau công ty khởi nghiệp giá trị nhất Hàn Quốc: Bỏ học Harvard sau 6 tháng vì khao khát phải tạo ra thứ gì đó có tầm ảnh hưởng từ khi còn học cấp 3 - Ảnh 2.

Hơn 5000 tài xế - Coupangmen tham gia vào quá trình phục vụ vận chuyển

Coupang đã đáp ứng được những đặc điểm thị trường đó . Ngày nay, hơn 5.000 tài xế của công ty - được gọi là Coupangmen - cung cấp 99,3% đơn hàng trong vòng chưa đầy 24 giờ. Dịch vụ Dawn Delivery mới của hãng thậm chí còn hứa hẹn sẽ vượt ra ngoài Amazon Prime, vận chuyển các đơn hàng vào 7 giờ sáng cho các đơn được đặt trước nửa đêm.

Kim tin rằng mức độ chi tiết là những gì đã giúp làm nổi bật doanh nghiệp của mình trong một thị trường cạnh tranh cực kỳ lớn. Trong khi Amazon không hoạt động ở Hàn Quốc, Coupang năm ngoái đã vượt xa các tên địa phương như Gmarket và 11Street để được đặt tên là nhà bán lẻ trực tuyến ưa thích nhất của người tiêu dùng.

"Thời điểm ban đầu dường như rất khó khăn - chúng tôi phải xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng này, xây dựng công nghệ để tích hợp tất cả, từ đầu đến cuối và may mắn đã mỉm cười đến cuối cùng", Kim nói.

Lấy Hàn Quốc là một hình mẫu

Lợi thế thị trường đó cũng khiến các nhà đầu tư phấn khích. Tính đến tháng 11 năm 2018, Coupang đã nhận được tổng cộng 3,6 tỷ USD từ các tên tuổi lớn bao gồm Softbank, Sequoia Capital và BlackRock.

Điều đó đã mang lại cho công ty một mức định giá ước tính là 9 tỷ USD khiến nó trở thành công ty khởi nghiệp có giá trị nhất Hàn Quốc, theo Forbes và Bom Kim trở thành 1 biểu tượng của sự thành công.

Tuy nhiên, Kim lưu ý rằng anh và các nhà đầu tư của mình sẽ tìm cách phát triển Coupang trong thời gian dài. Coupang gần đây đã vượt qua doanh thu 10 tỷ USD và đang sử dụng số tiền đó để mở rộng kinh doanh trong nước trước khi có khả năng tung ra nước ngoài.

Người sáng lập Coupang chia sẻ: "Môi trường Hàn Quốc hiện đang có sự đô thị hóa cao, mật độ dân số cực cao và cơ sở hạ tầng CNTT tốt - đó là những điều mà sẽ có ở nhiều vùng khác, nhiều khu vực khác đặc biệt là ở châu Á khi họ hiện đại hóa ".

Theo CNBC

Comments

Popular posts from this blog

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt

Vừa được chính thức giới thiệu đến người dùng chưa được bao lâu nhưng công cụ "Lắng nghe cảm xúc mạng xã hội DAZIKZAK" đã nhanh chóng gây sự chú ý, đặc biệt đối với cộng đồng mạng xã hội Việt. Những nỗi sợ không tên… Trong quá trình tìm kiếm những nền tảng Social Listening để phục vụ cho công việc, cô bạn trẻ Phiên Phượng – người giữ lửa của dự án DAZIKZAK nhận ra yếu điểm lớn nhất của các công cụ hiện tại là khả năng đọc hiểu và phân tích tiếng Việt. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ cảm thấy sợ tiếng Việt đến như thế. Một loạt câu hỏi ngớ ngẩn luôn quanh quẩn trong đầu cô như: "tại sao Tiếng Việt lại có dấu làm gì nhỉ?", "Ơ, sinh ra từ đồng nghĩa làm gì vậy? 2 từ 2 nghĩa đi cho nhanh chứ", "Làm ơn viết đầy đủ dấu đúng chính tả được không? Đừng viết tắt, đừng dùng tiếng lóng."… Phiên Phượng – bạn trẻ sợ chính tiếng mẹ đẻ của mình Ngày ngày phân tích dữ liệu, ngày ngày không biết người ta nghĩ gì và đang nói gì về sản phẩm của mình… ...

Quan điểm của cô bạn khởi nghiệp năm 20 tuổi: "Con gái giỏi thường kén chọn, khó kiếm người yêu"

Dấn thân vào khởi nghiệp lúc 20 tuổi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nhữ Quỳnh Anh cho rằng con gái giỏi giang thì thường thông minh, biết họ muốn gì, luôn sống độc lập, tự chủ và có tham vọng lớn, vậy nên khó để tìm được người yêu hợp ý. Nhữ Quỳnh Anh (1996), hiện đang là sinh viên năm 4, khoa Quản trị Kinh doanh của trường ĐH Ngoại thương. Quỳnh Anh là co-founder của một công ty về phần mềm đầu tư chứng khoán. Xuất hiện trong đêm chung kết của cuộc thi  Khởi nghiệp cùng Kawai , tuy không giành chiến thắng nhưng cô bạn này trở thành thí sinh nổi bật nhất không chỉ bởi sự duyên dáng, thông minh mà còn có những quan điểm rất thẳng thắn về khởi nghiệp, về người trẻ. Quỳnh Anh đã xóa Facebook trên điện thoại từ rất lâu để tập trung hoàn toàn công việc. Cô gái này quan niệm rằng: Người trẻ không nhất thiết phải thành công trước năm 30 tuổi bằng việc mua nhà, mua xe, chỉ cần sống tro...