Skip to main content

Nhìn thấy bản thân ở Jeff Bezos năm 30 tuổi: Chênh vênh không biết nên bỏ việc hay khởi nghiệp, đâu là điều sẽ khiến mình hối hận nhất?

Jeff Bezos đã rất cố gắng để đưa ra lựa chọn cuối cùng. Cuộc sống luôn cần chúng ta phải đưa ra quyết định vào những lúc cần thiết.

Năm 1994, Jeff Bezos làm việc tại quỹ phòng hộ D. E. Shaw với nhiệm vụ nghiên cứu các cơ hội kinh doanh tiềm năng liên quan đến bối cảnh internet mới chớm phát triển. Điều đó khiến ông đã tìm thấy một thống kê đáng kinh ngạc, giúp khơi dậy một ý tưởng để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC năm 2001, ông chia sẻ: "Tôi đã tìm ra thông tin trên một trang web rằng các website nói chung đang tăng trưởng ở mức 2.300% mỗi năm. Ý nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu tôi là thành lập một cửa hàng sách trực tuyến".

Đến nay, Amazon đã phát triển thành gã khổng lồ thương mại điện tử với mức vốn hóa thị trường hơn 920 tỷ USD.

Quay trở lại năm 30 tuổi, khi Bezos quyết định sẽ làm gì với ý tưởng của mình – gắn bó với công việc ổn định ở thành phố New York hoặc bỏ việc để khởi nghiệp, ông đã cố gắng tưởng tượng xem mình sẽ hối hận nhiều hơn với lựa chọn nào, đi hay ở.

Tại cuộc trò chuyện bên lề ở Ấn Độ ngày 15/1 vừa qua, ông chủ Amazon nói thêm: "Tôi hình dung bản thân năm 80 tuổi, nghĩ lại về cuộc đời trong một khoảnh khắc suy tư rằng liệu mình có hối hận khi bỏ việc ở công ty hiện tại sau vài tháng không? Ngoài lương, tôi còn phải từ bỏ cả tiền thưởng. Tất cả đều rất hỗn độn. Bạn biết đấy, khi 80 tuổi, tôi thậm chí có thể còn không nhớ rằng mình từng trải qua giai đoạn khủng hoảng như vậy".

Bezos đã rất cố gắng để đưa ra lựa chọn cuối cùng. Cuộc sống luôn cần chúng ta phải đưa ra quyết định vào những lúc cần thiết. Ông chia sẻ: "Tôi không muốn mình phải hối hận về sau này. Tôi biết được sự thật về tốc độ tăng trưởng của internet, có ý tưởng kinh doanh và nếu không thử, chắc chắn tôi sẽ nuối tiếc về điều tôi không làm. Thậm chí khi thử và thất bại, tôi cũng sẽ không bao giờ hối tiếc vì đã làm như vậy".

Ngay khi quyết định, tôi biết rằng mình sẽ phải nỗ lực gấp nhiều lần. Thời điểm đó, đây là một bước đi đầy rủi ro vì internet không được biết đến nhiều dù có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.

Bất cứ thứ gì phát triển nhanh đến mức đó, ngay cả khi mức sử dụng cơ bản của nó rất nhỏ thì tiềm năng sẽ rất lớn. Ý tưởng của tôi là để internet phát triển xung quanh ý tưởng của mình. Tôi chọn loại hàng hóa là sách bởi nó cực kỳ khác thường với mục tiêu trở thành nơi bán có nhiều sách trong danh mục hơn bất cứ nơi nào trên thế giới".

Bezos đã chọn cách tin tưởng vào bản thân, bỏ việc đang làm và chuyển đến vùng ngoại ô Seattle, nơi ông bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng Amazon (trong gara ô tô).

Quyết định của ông đã được đền đáp xứng đáng. Amazon phát triển nhanh chóng và IPO năm 1997 với doanh thu 16 triệu USD và 180.000 khách hàng trải rộng trên 100 quốc gia, theo hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ.

Tuy vậy, dù có linh cảm tốt về sự phát triển của internet, Bezos chưa bao giờ nghĩ rằng Amazon sẽ trở thành một đế chế hùng hậu như ngày nay.

Bezos chia sẻ ở Ấn Độ: "Những gì đã xảy ra trong 25 năm qua đã vượt quá mong đợi của tôi. Tôi đã phải tự giao hàng và bán từng cuốn sách với hy vọng xây dựng một công ty nhưng không đến nỗi hoành tráng như Amazon ở thời điểm hiện tại".

Comments

Popular posts from this blog

DAZIKZAK và câu chuyện về một công cụ Social Listening thuần Việt, dành cho người Việt

Vừa được chính thức giới thiệu đến người dùng chưa được bao lâu nhưng công cụ "Lắng nghe cảm xúc mạng xã hội DAZIKZAK" đã nhanh chóng gây sự chú ý, đặc biệt đối với cộng đồng mạng xã hội Việt. Những nỗi sợ không tên… Trong quá trình tìm kiếm những nền tảng Social Listening để phục vụ cho công việc, cô bạn trẻ Phiên Phượng – người giữ lửa của dự án DAZIKZAK nhận ra yếu điểm lớn nhất của các công cụ hiện tại là khả năng đọc hiểu và phân tích tiếng Việt. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ cảm thấy sợ tiếng Việt đến như thế. Một loạt câu hỏi ngớ ngẩn luôn quanh quẩn trong đầu cô như: "tại sao Tiếng Việt lại có dấu làm gì nhỉ?", "Ơ, sinh ra từ đồng nghĩa làm gì vậy? 2 từ 2 nghĩa đi cho nhanh chứ", "Làm ơn viết đầy đủ dấu đúng chính tả được không? Đừng viết tắt, đừng dùng tiếng lóng."… Phiên Phượng – bạn trẻ sợ chính tiếng mẹ đẻ của mình Ngày ngày phân tích dữ liệu, ngày ngày không biết người ta nghĩ gì và đang nói gì về sản phẩm của mình… ...

Quan điểm của cô bạn khởi nghiệp năm 20 tuổi: "Con gái giỏi thường kén chọn, khó kiếm người yêu"

Dấn thân vào khởi nghiệp lúc 20 tuổi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nhữ Quỳnh Anh cho rằng con gái giỏi giang thì thường thông minh, biết họ muốn gì, luôn sống độc lập, tự chủ và có tham vọng lớn, vậy nên khó để tìm được người yêu hợp ý. Nhữ Quỳnh Anh (1996), hiện đang là sinh viên năm 4, khoa Quản trị Kinh doanh của trường ĐH Ngoại thương. Quỳnh Anh là co-founder của một công ty về phần mềm đầu tư chứng khoán. Xuất hiện trong đêm chung kết của cuộc thi  Khởi nghiệp cùng Kawai , tuy không giành chiến thắng nhưng cô bạn này trở thành thí sinh nổi bật nhất không chỉ bởi sự duyên dáng, thông minh mà còn có những quan điểm rất thẳng thắn về khởi nghiệp, về người trẻ. Quỳnh Anh đã xóa Facebook trên điện thoại từ rất lâu để tập trung hoàn toàn công việc. Cô gái này quan niệm rằng: Người trẻ không nhất thiết phải thành công trước năm 30 tuổi bằng việc mua nhà, mua xe, chỉ cần sống tro...