Skip to main content

Posts

Showing posts from February, 2018

Từ nông dân bình thường trở thành tỷ phú lúa Nhật ở miền Tây

Anh Nguyễn Văn Khanh (1970, ở ấp B, xã Phú Cường, huyện Tam Nông) được biết đến là một trong những nông dân tiên phong đưa giống lúa Nhật về trồng trên tổng diện tích 120ha tại vùng đất phèn Đồng Tháp Mười thu lợi nhuận mỗi năm hơn 6,5 tỷ đồng khiến nhiều người khâm phục.  >> Lão nông tỷ phú, trồng củ cải thu 400 tỷ đồng/năm  >> Lão nông người Khmer trở thành tỷ phú nhờ cây lúa Làm nông nghiệp cũng phải học hỏi nhiều Anh Khanh vốn sinh ra trong một gia đình thuần nông, nên anh đã gắn bó với cây lúa từ lúc khá nhỏ. Với nguồn vốn kiến thức sẵn có, anh Khanh còn mài mò tích lũy vốn kiến thức từ sách vở, báo đài và từ những nông dân sản xuất giỏi tại địa phương và một số tỉnh lân cận, tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, IPM… Anh Khanh, chia sẻ: "Nếu kinh doanh có thể làm giàu, thì tôi khẳng định làm nông nghiệp cũng giàu nếu chúng ta có kiến thức, làm bài bản".. Đến năm 2005 anh Khanh lập gia đình, cha mẹ chia cho mỗi người con 10ha để làm ăn riêng, lúc ...

Đầu năm gặp “cha đẻ” mít không hạt, không mủ, ăn được cả xơ

"Cha đẻ" mít không hạt ở Cần Thơ cho biết, trong 2017, ông thu lời gần 1 tỷ đồng từ việc bán mít trái và cây giống. Trong năm 2018, ông sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, xuất bán sản phẩm "độc" của mình ra nước ngoài.  >> Làm giàu từ... mít không hạt Tết lớn, mừng thành công trong năm cũ Trong những ngày Tết Nguyên đán năm 2018, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Mẫn (tên thường gọi Út Mẫn, ngụ phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) – "cha đẻ" của loại mít không hạt đã và đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Ông Mẫn bên cây mít không hạt của mình. Ảnh: Huỳnh Xây Ông Mẫn cho biết, Tết năm nay, gia đình phấn khởi vì lợi nhuận trong năm 2017 đạt cao hơn các năm trước. "Năm nay gia đình ăn Tết lớn, mừng cho năm cũ mít không hạt Ba Láng bán được nhiều, đơn đặt hàng đến đều đều. Nhờ vậy mà giúp gia đình thoát nghèo, mua được ô tô, các con được đi học đàng hoàng" – ông Mẫn vui vẻ nói. Theo tính toán của lão nông 69 tu...

Trồng dưa hấu bán Tết, nông dân lãi trăm triệu

Vào khoảng 23 và 24 tháng chạp, nông dân xã Tân Hưng (H.Bình Tân, Vĩnh Long) bắt đầu thu hoạch rộ vụ dưa hấu bán tết. Nhiều nông dân ăn Tết ấm nhờ dưa tết được giá Nhiều người dân trồng dưa cho biết, năm nay tuy thời tiết bất thường, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phát triển của dưa hấu. Trung bình mỗi ha trồng năng suất đạt khoảng 30 tấn. Với giá 6.000 đồng/kg tại ruộng thương lái đến mua như hiện nay, trừ chi phí, nông dân lời hơn 100 triệu đồng/ha. Dưa hấu vàng được xuống ghe đi về các chợ Ông Lê Văn Khoa, Chủ tịch UBND xã Tân Hưng, năm nay nông dân trồng 336 ha dưa hấu Tết, tăng 87ha so với năm rồi. Trong đó, dưa dài 235 ha và dưa tròn 101 ha dùng để chưng Tết với cả 2 màu xanh và vàng. Ở xã còn có một hộ nông dân trồng dưa tạo hình thỏi vàng bán với giá 1,2 - 1,5 triệu đồng/cặp. Dưa hấu tạo hình thỏi vàng bán với giá 1,2-1,5 triệu đồng/cặp. "Dự đoán thời điểm cận tết nhu cầu mua dưa chưng và sử dụng nhiều nên giá bán sẽ còn nhích lên, nông dân...

Bán 3 tấn cam: Chị gái công sở dư tiền ăn Tết, mua SH

Năm ngoái, chị Xuân "ôm" cả vườn cam đường Canh để bán, mong kiếm tiền tiêu Tết. Kết quả, chị bán được khoảng 3 tấn cam, lãi hơn 75 triệu đồng - số tiền đủ cho gia đình chị ăn một cái Tết, ngoài ra còn sắm thêm cả chiếc xe máy SH.  >> Bán 1 tấn dưa hành, chị công sở khiến cả nhà chảy nước mắt  >> Bán hồng giòn quê: Chị gái công sở lãi 3 triệu đồng/ngày  >> Mỗi năm làm thêm 1 tháng: Chị gái công sở thu 200 triệu Chị Bùi Thị Xuân ở Quang Lãm (Hà Đông, Hà Nội) tâm sự, vợ chồng chị quê ở Lục Ngạn (Bắc Giang). Cả hai đều có công việc ổn định ở Hà Nội nhưng tổng thu nhập cả hai chỉ quanh quẩn ở mức 15-20 triệu/tháng. Năm ngoái, dồn toàn bộ tiền của tích cóp anh chị mua được mảnh đất và xây căn nhà hai tầng. Lấy nhau đã gần chục năm vợ chồng chị mới thoát cảnh ở trọ. Song, nhà vừa hoàn thiện và dọn về ở thì cũng là lúc trong túi hết nhẵn không còn một đồng. Lúc đó, chỉ còn hơn hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Chị đang tính không biết Tết lấy tiền đâ...

Bị kêu "khùng" khi bỏ lương 25 triệu đồng/tháng để khởi nghiệp giải pháp trồng rau sạch

Đang làm kỹ sư công nghệ thông tin cho một tập đoàn viễn thông lớn với mức lương 25 triệu đồng/tháng, anh Nguyễn Quốc Phong (SN 1985, quê huyện Núi Thành, Quảng Nam, hiện trú tại Đà Nẵng) bỏ ngang về khởi nghiệp với dự án cung cấp giải pháp trồng rau sạch cho thu nhập cao.  >> Chàng kỹ sư điện bỏ nghề về trồng rau thu trăm triệu đồng mỗi tháng  >> Lão nông bỏ 500 triệu đồng lên núi làm nhà kính trồng rau công nghệ cao  >> Trồng rau treo thẳng thu tiền tỷ Bỏ việc kỹ sư về tìm giải pháp trồng rau sạch Cách đây gần một năm về trước, khi biết chàng trai Nguyễn Quốc Phong từ bỏ công việc kỹ sư công nghệ thông tin với mức lương 25 triệu đồng/tháng để về khởi nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nhiều người bảo anh "khùng". Theo anh Phong, khi mới chuẩn bị, anh cũng đắn đo suy nghĩ không biết bắt đầu từ đâu. Giữa nội thất và nông nghiệp, anh phân vân không biết nên chọn cái nào để khởi nghiệp. Cuối cùng anh quyết định chọn nông nghiệp bởi giải ...

Dân lao đao vì “thảm cảnh” mía cháy và rớt giá

Những ngày qua, các huyện Chư Prông, An Khê, Kong Chro, Kbang thuộc vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai đang đứng trước "thảm cảnh" nhiều diện tích mía bị thiêu rụi, không ai chịu mua. Với tình trạng mía rớt giá mạnh và hàng chục ha mía bị thiêu rụi trên đã đẩy nông dân vào cảnh "trắng tay".  >> Tồn kho chồng chất, Hiệp hội Mía đường "cầu cứu" Thủ tướng dừng tạm nhập tái xuất  >> 1.000 tấn mía có nguy cơ thành củi vì sự cố nhà máy đường Đang thẫn thờ trước rẫy mía mới bị thiêu rụi, ông Đào Văn Tơ (thôn Yên Hưng, xã Ia Piơr) kể lại: "Vào khoảng ngày 14/1 đến ngày 16/1, tại các cánh đồng thuộc làng Phung, làng Piơr 1, thôn Yên Hưng, thôn Yên Bình liên tiếp xảy ra các vụ cháy với tổng diện tích thiệt hại gần 30 ha của 14 hộ dân trồng mía trên địa bàn xã Ia Piơr…Trong đó, hộ nhiều nhất bị thiệt hại là 5 ha và hộ ít nhất là 1 ha…". Hàng chục ha mía bị thiêu rụi, dân trắng tay "Gia đình tôi cũng trồng được gần 30 ha mía. Từ lâu, câ...

Thu nhập hàng chục triệu đồng nhờ rong biển

Nhiều năm trở lại đây, cứ vào những tháng cận Tết Nguyên đán, nhiều hộ dân vùng biển tại Đà Nẵng lại bận rộn kiếm thêm thu nhập với một nghề nghề cào rong biển. Thu nhập mà nghề thời vụ này mang đến hàng chục triệu đồng mỗi năm cho người dân.  >> Rong biển được giá và hút hàng Rong biển (mứt biển) là một loại hải sản, "rau xanh", một món quà thiên nhiên vô cùng quý giá từ biển cả. Ngoài làm thức ăn, rong biển còn được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Hiểu được giá trị dinh dưỡng và nguồn lợi mà rong biển mang lại, hàng năm cứ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau thì người dân Đà Nẵng, đặc biệt là các hộ dân vùng biển thuộc khu vực phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu) lại tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ việc cào, vớt và phơi khô rong biển nhập cho các chủ buôn, nhà hàng, cửa tiệm. Nguồn thu mà công việc này mang lại cũng không hề nhỏ khi lên đến vài chục triệu mỗi năm. Rong biển được vớt từ ngoài khơi xa, mang về và rửa sạch bằng nước Anh Lê Gia Ti...

Chật vật với cà phê, chuyển qua trồng hoa bỏ túi 15 triệu đồng/tháng

Chăm sóc cả vụ cà phê chỉ thu được hơn 10 triệu đồng, cuộc sống gia đình quá khó khăn, Cil Ha Điền đã quyết tâm phá bỏ 1 phần diện tích trồng cà phê chuyển qua trồng hoa. Đến nay, mỗi tháng anh bỏ túi 15 triệu đồng, giúp gia đình và bản thân vươn lên làm giàu.  >> Chàng kỹ sư điện bỏ nghề về trồng rau thu trăm triệu đồng mỗi tháng  >> Lão nông bỏ 500 triệu đồng lên núi làm nhà kính trồng rau công nghệ cao  >> "Lão nông" lãi hơn nửa tỷ mỗi năm từ trồng địa lan Sinh ra trong gia đình có tới 9 người con, anh Cil Ha Điền (36 tuổi, xã Tà Nung, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đã ý thức được cuộc sống của mình và ngay từ nhỏ đã có ý chí vượt khó vươn lên. Anh Cil Ha Điền đang thu hoạch hoa đồng tiền trong khu vườn của gia đình Vì hoàn cảnh quá khó khăn, chưa học hết cấp 3 anh Điền đã xin nghỉ học để phụ giúp gia đình. Mặc dù được khuyên ngăn còn nhỏ nên chỉ tập trung vào việc học nhưng anh Điền vẫn quyết tâm về làm nông nghiệp. Dù không được đến trường như chúng...